Lịch sử nhân văn học Nhân văn học

Ở phương Tây, việc nghiên cứu chuyên sâu nhân văn học khởi nguồn từ Hy Lạp và được chọn làm nền tảng cho giáo dục toàn dân. Trong các thời kỳ Rô-ma, khái niệm về bảy môn khoa học đại cương hình thành và phát triển, bao gồm ngữ pháp học, hùng biện, và logic học cùng với toán học, hình học, chiêm tinh học-thiên văn họcâm nhạc.[7] Những môn này cấu thành nên phần lớn hệ thống giáo dục thời trung cổ, với trọng tâm hướng vào nhân văn học là các kỹ năng hay các cách thức thực hành.

Sự chuyển đổi lớn xảy ra cùng với chủ nghĩa nhân đạo thời kỳ Kháng cách, khi mà các môn nhân văn học bắt đầu được xem như những môn học nghiên cứu hơn là thực hành. Đồng thời, cũng có sự chuyển đổi tương ứng từ các môn học truyền thống sang các lĩnh vực như văn học và lịch sử. Trong thế kỷ 20, quan điểm này sau đó được thách thức bởi phong trào thời kỳ hậu hiện đại nhằm mục đích định nghĩa lại nhân văn học bằng các thuật ngữ mang tính bình đẳng hơn trong xã hội dân chủ dân sự ngày nay.[8]